Thủ tục và quy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái

Hiện nay với tình hình hội nhập nhanh chóng, sâu rộng của đất nước vào thị trường thế giới, xuất nhập khẩu đang là vấn đề rất được lưu tâm phát trong đó có các cảng biển.

Với vai trò là cảng container quốc tế lớn và hiện tại nhất của Việt Nam, các quy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái đang là kiến thức cơ bản cần phải có trong lĩnh vực giao thông vận tải

Sơ lược chung về cảng Cát Lái

Cảng Cát Lai đang được đặt tại 1295B Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, quận 2, TP.HCM, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Hiện nay, đây là cảng container quốc tế lớn và hiện đại bậc nhất của Việt Nam.

Với tổng diện tích cảng lên đến gần 800.000m2, cảng Cát Lái là cảng đầu tiên tại Việt Nam có các khu vực cảng mở. Với quy mô tầm cỡ và sự trang bị hiện đại của mình, tỉ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu tại đây lên đến 90% trong tổng khi vực phía nam và 50% so với cả nước.

Do đó có thể khẳng định được lượng hàng hóa xuấ nhập khẩu được thực hiện vận chuyển qua cảng Cát Lái là vô cùng lớn, xuyên suốt trong thị trường của Việt Nam và khu vực, thu hút nhiều doanh nghiệp hàng hóa và vận tải.

Vì sự hoạt động mạnh mẽ này, các quy trình giao nhận và vấn đề nổi cộm trong vấn đề này cũng rất được quan tâm giải quyết trong tình hình hiện nay.

quy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái

Cảng Cát Lái – khu vực cảng quy mô nhất Việt Nam hiện nay

Quy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái

Về quy trình giao nhận container có thể phân ra thành 2 trường hợp như sau phù hợp với cả các container vận chuyển theo đường bộ lẫn đường thủy đến cảng Cát Lái:

Thực hiện bằng phương tiện khách hàng

  • Cảng nhận container xuất
  • Cảng nhận container rỗng
  • Cảng nhận container nhập từ cảng khác
  • Cảng giao nguyên containaer nhập
  • Cảng cấp container rỗng
  • Cảng giao nguyên container xuất

Với phương tiện vòng ngoài của cảng

  • Cảnh nhận container xuất từ depot khác
  • Cảng nhận container rỗng từ depot khác
  • Cảng nhận container nhập từ depot khác
  • Cảng chuyển container nhập đi depot khác
  • Cảng chuyển container rỗng đi depot khác
  • Cảng chuyển container xuât đi depot khác

Rủi ro và cách khắc phục khi giao nhận hàng tại cảng Cát Lái

Nắm các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao nhận hàng tại cảng Cát Lái để lựa chọn phù hợp cách khắc phục

  • Khai hải quan hàng xuất bị trễ: Lô hàng đã đóng gói giao đến cảng nhưng vì một nguyên nhân lý do việc tiến hành làm thủ tục hải quan bị trễ khiến closing time đến gần, khi lô hàng bị kiểm mất nhiều thời gian, lô hàng có thể bị rớt lại dẫn đến phát sinh chi phí lưu kho. Nếu mắc trường hợp này phải nhanh chóng gọi hãng tàu xin dời closing time để hoàn tất thủ tục hải quan
  • Giao hàng đến cảng trễ: Việc đóng hàng vào kho rỗng diễn ra chậm so với dự tính dù thủ tục hải quan đã xong mà hàng vẫn chưa đến cảng, nếu lô hàng bị kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian dẫn đến trễ giờ closing time, hàng có thể bị bỏ lại. Trường hợp này cũng cần xin hãng tàu dời closing time để hoàn thành thủ tục
  • Hàng đến trước bộ chứng từ: Ta có hai giải pháp, một là chờ bộ chứng, hai là buộc ta phải thực hiện hợp đồng với hình thức không phải là vận đơn gốc bằng cách người mua đến ngân hàng để mở ký quỹ phát hành giấy bảo lãnh, khi có giấy bảo lãnh công ty sẽ nhận được hàng mình cần. Tuy nhiên, hình thức này cũng khá mạo hiểm. Nếu muốn chọn cách hai thì phải thực sự từ những bên uy tín, giá trị hàng lớn và thời gian cấp bách thanh toàn bằng tín dụng, chứng từ.
  • Hàng về trễ so với quy định: Nếu hàng về trễ không gây tổn thất gì nhiều thì nên áp dụng điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Trường hợp bên bán không có khả năng giao đúng hạn phải thông báo sớm cho bên ng mua hàng để có thời gian điều chỉnh và mọi chi phí phát sinh người bán phải chịu trách nhiệm
  • Hàng vào nhầm cảng: phát hiện cán bộ giao nhận cần phải đến ngay phòng quản lý để kiểm tra tính chính xác, nếu đúng nhầm lẫn thì phải yêu cầu tàu điều chỉnh ngay và đến hải quan chỉnh sửa tên cảng trong tờ khai. Chi phí phát sinh tùy bên đứng ra giải quyết với chủ tàu và buộc họ phải bồi thường.khoảng phát sinh này.
  • Giao thiếu hàng: bên phía người mua phải lập biên bản lô hàng thiếu và gửi đến người bán đồng thời áp dụng điều khoản vi phạm hợp đồng
  • Giao thừa hàng: thông báo cho bên bán. Nếu bên bán không nhận lại mà muốn bán luôn cùng với số hàng thì bên mua nếu thấy cần thiết thì sẽ thương lượng giảm giá đơn hàng thừa (không tính phí vận chuyển) hoặc không mua, thông báo trả lại và không chịu trách nhiệm với đơn này
  • Hàng hóa giao đến không tương xứng chất lượng: mời giám định đến kiểm tra. Lập biên bản số hàng và gửi thông báo để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về ai.
  • Bên đối tác đơn phương hủy hợp đồng: đây là hành vi vi phạm hợp đồng, trước hết phía người mua sẽ thông báo ngân hàng ngưng thanh toán và chuẩn bị hồ sơ khởi tố.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *