Thủ tục nhập khẩu phân bón mới nhất năm 2019

Việc nhập khẩu phân bón từ nước ngoài vào nước ta đang diễn ra rất phổ biến. Vậy thủ tục nhập khẩu phân bón vô cơ và hữu cơ thường được tiến hành ra sao?

Thủ tục nhập khẩu phân bón

Thủ tục nhập khẩu phân bón cần được tiến hành theo đúng quy trình

Thủ tục nhập khẩu phân bón tại Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

Đối với thủ tục nhập khẩu cần được tiến hành theo 3 bước như sau:

Gửi 1 bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu phân bón đến Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt.

Thông thường hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón bao gồm các loại như:

Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón

Tờ khai kỹ thuật đối với từng loại phân bón

Bản sao các loại giấy tờ

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký), giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
  •  Chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân)
  •  Văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo đúng với quy định pháp luật.

Bản tiếng nước ngoài giới thiệu rõ thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng, công dụng, cảnh báo đối với từng loại phân bón xin nhập khẩu, bản dịch đầy đủ sang tiếng việt có chữ ký và dấu xác nhận cơ quan dịch thuật, tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu.

Bản sao có công chứng thực, bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, bản dịch tiếng Việt với xác nhận từ cơ quan dịch thuật hay đơn vị đăng ký nhập khẩu, giấy chứng nhận lưu hành tự do được nước nhập khẩu cấp, giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn, giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu.

Cục Trồng trọt xem xét cấp duyệt giấy phép nhập – xuất khẩu phân bón

Trong 5 ngày làm việc kể từ hôm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì cục Trồng Trọt sẽ tiến hành xem xét để cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân, thông báo văn bản lý do không cấp giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Điều chỉnh và bổ sung hồ sơ đăng ký giấy phép nhập – xuất phân bón

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì 3 ngày trong thời gian làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận sẽ thông báo, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh các hồ sơ để thủ tục nhập khẩu phân bón được tiến hành suôn sẻ.

Điều kiện tiến hành nhập khẩu

Các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu phân bón cần thuộc các trường hợp chính dưới đây:

  • Phân bón để khảo nghiệm
  • Phân bón chuyên dùng cho các sân thể thao, khu vui chơi giải trí
  • Phân bón sử dụng làm quà tặng, hàng mẫu
  • Phân bón nhập khẩu nhằm sản xuất phân bón xuất khẩu
  • Phân bón tham gia vào triển lãm, hội chợ
  • Phân bón làm nguyên liệu sản xuất phân bón
  • Phân bón phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học

Điều kiện tiến hành nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu phân bón nên nắm rõ

Mã HS đối với phân bón nhập khẩu

Đối với mã HS cũng đóng vai trò quan trọng trong thủ tục nhập khẩu, chúng thường được xác minh theo 2 mục chính:

  • Căn cứ trên mã số hàng hóa của loại phân bón đó, việc xác nhận mã số HS hay thuế suất của phân bón cần căn cứ theo thành phần cấu tạo, mô tả hàng hóa, thực tế loại phân bón được bán ra.
  • Căn cứ theo tính chất, cấu tạo phân bón mà công ty nhập khẩu và áp dụng theo 6 quy tắc phân loại trong phụ lục II ban hành đi kèm theo thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài Chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *