Cách tính tải trọng xe container và mức phạt với xe quá tải

Vị trí và vai trò của xe container trong ngành vận tải là không thể chối cãi. Tuy nhiên, cần biết cách tính tải trọng xe container để tránh trường hợp xe quá tải và bị phạt.

Trong ngành vận tải, xe container có đóng góp vô cùng lớn cho quá trình vận chuyển hàng hóa. Cách tính tải trọng xe container thế nào để không bị quá tải?

Vị trí và vai trò của xe container trong ngành vận tải là không thể chối cãi. Tuy nhiên, cần biết cách tính tải trọng xe container để tránh trường hợp xe quá tải và bị phạt.

cách tính tải trọng xe containerẢnh 1: Xe container

Tác hại của xe chở hàng quá tải

Một xe container chở hàng quá tải sẽ đem đến rất nhiều hậu quả. Do đó chủ xe cũng như các tài xế cần biết cách tính tải trọng xe container để xếp hàng cho phù hợp. Trước khi tìm hiểu cách tính tải trọng xe container, cần tìm hiểu tác hại khi xe chở hàng quá tải.

  • Đầu tiên, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đường sá, khiến nhiều con đường xuống cấp, trở nên mất an toàn.
  • Tiếp theo, xe sẽ nhanh chóng bị hao mòn, xuống cấp, bị hư hỏng, nổ lốp, mất hiệu lực của hệ thống phanh, lật xe khi vào cua,…
  • Ngoài ra, còn gây thiệt hại về kinh tế với các chi phí sửa chữa, đại tu đường; chi phí bảo trì, sửa chữa xe khi có tai nạn xảy ra,…
  • Cuối cùng, gây mất an toàn giao thông.

Tác hại của xe chở hàng quá tảiẢnh 2: Tác hại của xe chở hàng quá tải

Cách tính tải trọng xe container

Cách tính theo quy định của Nhà nước như sau:

Tải trọng trục xe:

Trục đơn: Tải trọng trục xe ≤ 10 tấn/trục.

Cụm trục kép (hai trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:

  • Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
  • Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
  • Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn. Cụm trục ba (ba trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
  • Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn.
  • Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.

Tổng trọng lượng của xe:

Đối với tổ hợp Xe đầu kéo với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc:

  • Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn;
  • Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;
  • Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn.

Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Tổng trọng lượng của tổ hợp xe gồm tổng trọng lượng của xe thân liền và tổng các tải trọng trục xe của rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo, nhưng không được lớn hơn 45 tấn.

Cách tính tải trọng xe containerẢnh 3: Cách tính tải trọng xe container

Mức phạt đối với xe chở hàng quá tải

Sau khi đã nắm được cách tính tải trọng xe container, cùng tìm hiểu xem nếu xe quá tải sẽ bị phạt thế nào. Lỗi xe chở hàng quá tải sẽ được phạt dựa trên % quá tải. Trong đó, cả chủ xe và tài xế đều bị phạt hành chính và tước giấy phép lái xe theo thời gian quy định.

% Xe quá tải Mức xử phạt
Người điều khiển Chủ xe
Mức tiền phạt Thời gian thu bằng lái Cá nhân Tổ chức
Từ 10% đến 30%;

Trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng

800.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ không 2.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ 4.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ
Từ 30% đến 50% 3.000.000 VNĐ –  5.000.000 VNĐ 1 – 3 tháng 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ 12.000.000  VNĐ – 16.000.000 VNĐ
Từ 50% đến 100% 5.000.000 VNĐ – 7.000.000 VNĐ 1 – 3 tháng 14.000.000 VNĐ – 16.000.000 VNĐ 28.000.000 VNĐ – 32.000.000 VNĐ
Từ 100% đến 150% 7.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ 2 – 4 tháng 16.000.000 VNĐ – 18.000.000 VNĐ 32.000.000 VNĐ – 36.000.000 VNĐ
Từ 150% 8.000.000 VNĐ – 12.000.000 VNĐ 3 – 5 tháng 18.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ 36.000.000 VNĐ – 40.000.000 VNĐ

Mức phạt đối với xe chở hàng quá tảiẢnh 4: Mức phạt đối với xe chở hàng quá tải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *