Vận chuyển quá khổ quá tải là vận chuyển mặt hàng có kích thước không theo chuẩn quy định. Lúc này, việc vận chuyển mặt hàng này sẽ cần một đơn vị uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn.
Uớc tính cước vận chuyển quá khổ quá tải
Ngày nay, việc vận chuyển quá khổ quá tải đã không còn quá xa lạ đối với các đơn vị vận chuyển. Do đặc thù của loại hàng này, mà mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ có nhiều phương pháp tính toán chi phí sao cho phù hợp.
Tuy nhiên, thông thường việc tính toán chi phí sẽ dựa hoàn toàn vào khối lượng và kích thước thật của hàng hóa mà chủ hàng đã khai báo với đơn vị vận chuyển.
- Hàng hóa có thể tích nhỏ hơn 1,5 m3 thì trọng lượng để tính cước vận chuyển chính là trọng lượng thực tế chuyên chở hàng hóa đó (kể cả trọng lượng bao bì).
- Đối với hàng hóa có thể tích từ 1,5 m3 trở lên thì trọng lượng để tính cước vận chuyển được quy đổi như sau: cứ 1,5 m3 sẽ quy đổi thành 1 tấn.
Lấy ví dụ như món hàng có thể tích là 3 m3 (lớn hơn 1,5 m3). Vì vậy, món hàng này sẽ được quy đổi theo trọng lượng là (3 m3 x 1 tấn) / 1,5 m3 = 2 tấn. Vậy cước phí vận chuyển của mặt hàng này sẽ được tính trên trọng lượng là 2 tấn.
Vận chuyển hàng quá khổ quá tải phải đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông, công trình đường bộ
Điều đáng chú ý là ngoài cước phí vận chuyển, nhiều đơn vị sẽ áp dụng thêm nhiều khoản chi phí khác như phí xếp dỡ, bốc xếp hàng hóa. Để có được một mức chi phí chính xác và tối ưu nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp các đơn vị cung cấp dịch vụ để có được thông tin chính thống.
Bạn có biết quy trình chuẩn khi thực hiện vận chuyển hàng quá khổ quá tải?
Bước 1: Đơn vị vận chuyển tiến hành khảo sát:
Đơn vị vận chuyển sau khi nắm bắt toàn bộ yêu cầu của khách hàng sẽ tiến hành đo đạc kích thước (dài, rộng, cao) của sản phẩm. Sau đó lên kế hoạch dự kiến về thời gian và lộ trình vận chuyển.
Bước 2: Lên kế hoạch vận chuyển hàng và trình bày với khách hàng
Lên kế hoạch cụ thể và chi tiết về phương án vận chuyển hàng hóa quá khổ quá tải, thông qua tính toán, sắp xếp. Đơn vị cũng lựa chọn cung cấp các phương tiện vận chuyển, giá cả cũng như thời gian dự kiến hoàn thành và thuyết trình phương án đó đến cho khách hàng.
Bước 3: Tiến hành thương thảo và vận chuyển
Hai bên tiến hành thương thảo để đi đến thỏa thuận chung và ký hợp đồng để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi cho cả hai.
Khi vận chuyển quá khổ quá tải, đơn vị phải đảm bảo yếu tố an toàn được kiểm tra xuyên suốt quá trình thực hiện.
Bước 4: Đơn vị vận chuyển tiến hành giao hàng
Phương tiện vận chuyển sẽ giao hàng đến tận nơi và tiến hành tháo dỡ, bốc xếp hàng hóa trong đơn hàng mà khách hàng yêu cầu.
Bước 5: Khách kiểm tra hàng hóa được giao và thanh toán chi phí
Khách hàng kiểm tra hàng sau khi nhận và thực hiện thanh toán chi phí như hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Thế nào là hàng quá khổ quá tải?
Hàng quá khổ quá tải là các mặt hàng không thể tháo rời hoặc chia nhỏ, và buộc phải vận chuyển theo nguyên trạng của nó. Mặt hàng được xếp vào loại quá khổ quá tải, là khi có một trong các kích thước bao ngoài và trọng lượng như sau:
- Hàng quá khổ: chiều dài lớn hơn 20,0 mét; chiều rộng lớn hơn 2,5 mét; và chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên, phải lớn hơn 4,2 mét; còn đối với xe chở container thì phải lớn hơn 4,35 mét. Đây còn được gọi là hàng siêu trường.
- Hàng quá tải: có trọng lượng lớn hơn 32 tấn, và còn được gọi là hàng siêu trọng.
Những mặt hàng quá khổ quá tải thông thường được vận chuyển như: xe cơ giới, xe phục vụ công trình xây dựng, dầm cầu, bồn công nghiệp, lò hơi công nghiệp, kết cấu nhà xưởng, container flat rack (cont FR), container hở mái (open top container).
Xe chở hàng quá khổ quá tải phải có giấy phép lưu hành theo quy định
Thông tin trên được tham khảo từ “Thông tư 46/2015/TT – BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng quá khổ giới hạn đường bộ”.