Tổng Kết Báo Cáo Logistics Việt Nam 2021

Năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn của nền kinh tế nói chung và logistics nói riêng. Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 khiến nhiều địa phương trên cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, sức mua của người dân

Năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn của nền kinh tế nói chung và logistics nói riêng. Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 khiến nhiều địa phương trên cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, sức mua của người dân giảm mạnh, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Hãy cùng LOGIVAN điểm lại những tiêu điểm của Logistics năm vừa qua với Báo Cáo Logistics Việt Nam 2021 của Bộ Công Thương nhé!

1. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021

  • Vào Quý III/2021, Việt Nam bị tác động rất lớn bởi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 dẫn tới việc nhiều địa phương, trong đó có hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch, khiến GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước – đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP theo quý đến nay.

  • Tổng thể hoạt động sản xuất công nghiệp bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh, tuy nhiên vẫn có một số nhóm hàng ghi nhận mức tăng trưởng trong 9 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, trong đó nổi bật có nhóm linh kiện điện thoại tăng 43,6%, thép cán, ô tô, xăng dầu, v.v. Trong khi đó, sản xuất ti vi sụt giảm mạnh nhất trong tất cả các nhóm hàng, giảm tới 35,9%, khí đốt thiên nhiên dạng khí, thủy hải sản chế biến, bia và đường kính cũng là những nhóm hàng có sản lượng sụt giảm trong 9 tháng đầu năm nay.

  • Trừ dịch vụ viễn thông, nhìn chung hầu hết các nhóm dịch vụ đều sụt giảm mạnh trong năm 2021 vì dịch bệnh, đặc biệt là nhóm vận tải hành khách, trong khi dịch vụ ăn uống và lưu trú, lữ hành gần như “đóng băng” trong suốt quý III/2021 vì dịch bệnh

2. Hoạt động logistics thế giới năm 2021

a. Thiếu hụt nhân lực trở nên trầm trọng

  • Lý do gây nên sự thiếu hụt nhân sự đó là:
    • Những nhân công mắc bệnh không thể đi làm được hoặc lo ngại sự lây lan của dịch bệnh nên họ thường về quê để tạm lánh dịch một thời gian.
    • Điều kiện cần là có lao động, nhưng điều kiện đủ là kỹ năng và kiến thức của lao động lại không được đáp ứng trong bối cảnh chuỗi cung ứng không ngừng biến chuyển từng ngày. Nên dù một vài doanh nghiệp có áp dụng nhiều chính sách tăng lương hay chính sách phúc lợi xã hội tốt hơn, khả năng tìm được lao động phù hợp cũng không mấy được cải thiện.

b. Tình trạng khan hiếm hàng hóa, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào

  • Khi Trung Quốc – nguồn cung của hầu hết các chuỗi cung ứng trên thế giới ngừng hoạt động, thì việc thiếu nguyên liệu đầu vào là khó có thể nào tránh khỏi. Trong suốt 50 năm qua kể từ khi khái niệm Just-In-Time (JIT) được áp dụng lần đầu tiên bởi hãng Toyota, khái niệm này đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Bằng việc giảm hàng tồn kho xuống mức thấp nhất, doanh nghiệp có thể tiết kiệm không gian, chi phí và nguồn lực, để dành đầu tư cho những thức khác. Phương pháp này đồng thời cho phép các chuỗi cung ứng thay đổi nhanh chóng sản phẩm nhằm thích nghi với với biến động thị trường, tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng khi đại dịch ập đến, việc áp dụng quá mức phương châm này cũng chính là nguyên nhân tạo nên sự khủng hoảng khan hiếm toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Covid-19 làm cho sản xuất không thể Just-In-Time được nữa. Hệ lụy của JIT được nhìn thấy rõ nhất ở chuỗi cung ứng chip điện tử toàn cầu cho chính ngành sản xuất ô tô – cha đẻ của triết lý sản xuất này.

c. Mất cân bằng cung – cầu vỏ container tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á

  • Nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng vỏ container bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2020, khi một số nước trên thế giới dần phục hồi sau cú sốc đại dịch và trùng với một đợt bùng nổ mua hàng chuẩn bị cho mùa lễ hội tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Thay vì đi du lịch để tận hưởng kỳ nghỉ như mọi năm, người dân tại các quốc gia này dành nhiều hơn cho việc mua sắm như một sự bù đắp cho cả năm dịch bệnh, làm gia tăng tình trạng nhập siêu so với trước đây. Bên cạnh đó, hiệu suất xử lý hàng tại các cảng đến bị giảm do thiếu hụt lao động bị cách ly vì dịch bệnh, một lượng khổng lồ container bị ứ đọng tại các cảng Bắc Mỹ và Châu Âu không thể lưu chuyển về Châu Á đã làm gia tăng nhu cầu container và đẩy giá cước vận tải biển lên cao. Tại Trung Quốc, tình trạng thiếu hụt container xảy ra nghiêm trọng trong giai đoạn cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

d. Rơi container trên biển

  • Tàu container siêu lớn dẫn tới việc xếp các lô hàng container cao hơn trên những con tàu gây các sự cố rơi container trong điều kiện thời tiết xấu chỉ trong chưa đầy 12 tháng tính tới thời điểm tháng 6/2021.

  • Tai nạn nghiêm trọng nhất phải kể đến 1.900 container bị rơi khỏi tàu ONE Apus vào ngày 30/11/2020. Các tàu Essen và Eindhoven của hãng vận tải Maersk lần lượt bị mất hoặc bị hư hại khoảng 750 và 325 container khi biển động hồi đầu năm 2021.

Bạn đang cần tìm xe tải chở hàng? Tra cứu giá cước với LOGIVAN!

Bài viết trước