Nội DungCần cẩua. Cần cẩu là gì?b. Phân loại cần cẩu phổ biếnc. Ưu và nhược điểm của cần cẩu Cần cẩu a. Cần cẩu là gì? Cần cẩu (Crane) có tác dụng nâng hạ, đồng thời di chuyển vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị nặng có kích thước lớn trong một
Cần cẩu
a. Cần cẩu là gì?
- Cần cẩu (Crane) có tác dụng nâng hạ, đồng thời di chuyển vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị nặng có kích thước lớn trong một khoảng cách xa.
b. Phân loại cần cẩu phổ biến
- Cần cẩu cố định là nhóm các cần cẩu không có khả năng tự di chuyển như cẩu tháp, cần trục, cẩu bờ biển, v.v.
- Cẩu tháp (Tower Crane) là loại máy công trình có tác dụng cẩu thiết bị, máy móc, vật nặng ở độ cao lớn trong xây dựng nhà cao tầng, các công trình trên cao. Nó được lắp ráp từ các đoạn tháp rời tăng dần theo chiều cao của công trình, có tầm với rất lớn. Cẩu tháp có cấu tạo cơ bản gồm 2 phần:
- Phần quay: bố trí các cơ cấu công tác gồm: tời nâng vật, tời nâng cần, tời kéo xe con, cơ cấu quay, đối trọng, trang thiết bị điện và các thiết bị an toàn.
- Phần không quay: có thể đặt cố định trên nền hoặc có khả năng di chuyển trên ray nhờ cơ cấu di chuyển
- Cẩu tháp (Tower Crane) là loại máy công trình có tác dụng cẩu thiết bị, máy móc, vật nặng ở độ cao lớn trong xây dựng nhà cao tầng, các công trình trên cao. Nó được lắp ráp từ các đoạn tháp rời tăng dần theo chiều cao của công trình, có tầm với rất lớn. Cẩu tháp có cấu tạo cơ bản gồm 2 phần:
- Cần cẩu di động là nhóm các cần cẩu trục có thể tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng nguồn năng lượng đặt kèm ngay trên máy cẩu như cần cần gắn trên xe tải, xe cẩu bánh lốp, v.v.
- Xe cẩu bánh lốp (Wheel cranes) là loại xe cẩu có một bộ phận di chuyển là một bánh xe làm bằng lốp cao su phục vụ hoạt động nâng và di chuyển. Bên cạnh đó, cẩu bán lốp còn có thêm chân chống để giúp giữ thăng bằng và đảm bảo sự ổn định cho cần cẩu khi nâng, dỡ hàng hóa. Xe cẩu bánh lốp được chia thành 3 loại chính như sau:
- Xe tải cẩu (Truck crane) có trọng tải từ 25 – 100 tấn. Thiết kế đặc trưng kết hợp giữa hệ thống cần nâng hạ phía trên và thùng xe tải ở phía dưới. Chúng liên kết bằng bàn xoay, cho phép phần trên có thể di chuyển tự do xung quanh bàn xoay có định đem lại tính cơ động cao.
- Xe cẩu bánh lốp (Wheel cranes) là loại xe cẩu có một bộ phận di chuyển là một bánh xe làm bằng lốp cao su phục vụ hoạt động nâng và di chuyển. Bên cạnh đó, cẩu bán lốp còn có thêm chân chống để giúp giữ thăng bằng và đảm bảo sự ổn định cho cần cẩu khi nâng, dỡ hàng hóa. Xe cẩu bánh lốp được chia thành 3 loại chính như sau:
- Xe cẩu địa hình (Rough terrain crane) có trọng tải từ 25 – 70 tấn. Nó có bộ phận di chuyển là bốn bánh xe làm bằng lốp cao su. Xe di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình ở các công trường làm việc khác nhau. Tính linh hoạt và động cơ cao cho phép xe hoạt động ổn định.
- Xe cẩu địa hình 2 cabin (All terrain crane) có trọng tải lên đến 1000 tấn. Đây là loại xe có mức tải trọng lớn nhất, kết hợp ưu điểm của xe cẩu địa hình và xe cẩu tự hành. Vì vậy xe cẩu địa hình 2 cabin có khả năng cơ động cao, di chuyển với tốc độ nhanh chóng.
- Xe cẩu bánh xích (Crawler crane): Bánh xe di chuyển bằng các hàng xích giống như xe tăng, xe cẩu bánh xích có sức nâng lớn hơn so với xe cẩu bánh lốp gấp nhiều lần.
c. Ưu và nhược điểm của cần cẩu
- Cần cẩu cố định:
- Ưu điểm: Cần cẩu tháp phù hợp với mọi hình dáng kiến trúc và nhu cầu thay đổi chiều cao tầng. Loại cần cẩu này không ảnh hưởng đến việc điều độ thi công nên việc lắp ráp, tháo dỡ rất thuận thuận lợi và không cản trở tầm nhìn và thao tác của người điều khiển máy.
- Nhược điểm: Cần cẩu tháp cần nhiều đốt thân tháp tiêu chuẩn và một số trang thiết bị neo nhất định nên chi phí sẽ tăng cho mỗi ca máy thêm.
- Cẩn cẩu di động:
- Ưu điểm:
- Xe cẩu bánh xích có sức nâng tải trọng lớn lên đến 500 tấn. Đặc biệt, loại cần cẩu này có khả năng di chuyển ổn định trên hầu hết các loại địa hình đặc biệt là mặt đất mềm lún. Đây chính là ưu điểm lớn nhất mà xe cẩu bánh lốp không có được.
- Xe cẩu bánh lốp:
- Xe tải cẩu có động cơ cao và di chuyển tốc độ cao trên đường cao tốc nên sẽ rút ngắn thời gian giữa các địa điểm làm việc. Ngoài ra, xe còn có khả năng mang và di chuyển các vật đến các vị trí khác.
- Xe cẩu địa hình có bốn bánh được thiết kế với khả năng dẫn hướng với hai cầu chủ động. Vậy nên việc di chuyển hay khi thực hiện các vòng quay đầu, lùi đều diễn ra dễ dàng ở mọi loại địa hình trừ những đại hình mềm lún.
- Xe cẩu địa hình 2 cabin có khả năng di chuyển với tốc độ cao và các địa hình nhấp nhô, gập ghềnh.
- Nhược điểm:
- Xe cẩu bánh xích: Trọng lượng của xe cẩu bánh xích rất nặng, do đó khi vận hành xe cẩu bánh xích sẽ tiêu hao một lượng nhiên liệu lớn. Do đó người ta thường sử dụng xe cẩu bánh xích trong các công trường có địa hình phức tạp. Thêm một nhược điểm nữa là khi cần di chuyển cẩu xích đến các vị trí xa cần phải có loại xe chuyên dụng vận chuyển.
- Xe cẩu bánh lốp:
- Xe tải cẩu: Xe chỉ di chuyển được trên địa hình bằng phẳng và rất khó để di chuyển linh hoạt trong những địa hình phức tạp. Việc này hạn chế khả năng ứng dụng của xe trong đời sống hằng ngày.
- Xe cẩu địa hình: Mặc dù là cẩu địa hình nhưng để di chuyển xe đến các địa điểm xa thì cũng tốn khá nhiều chi phí và tốc độ di chuyển khá chậm. Mặt khác, sức nâng của cẩu địa hình vì kết cấu nên không lớn, tầm với của cần cũng bị hạn chế vì chiều cao không lớn.
- Xe cẩu địa hình 2 cabin: Kích thước của xe lớn hơn hai loại xe trên nên khả năng di chuyển tên những địa hình nhỏ hẹp thấp hơn rất nhiều.
- Ưu điểm: