Để lái xe an toàn và đúng luật, tránh trường hợp bị công an “thổi còi” vì những lý do không đáng có, bạn nên dành ra vài phút để đọc và tìm hiểu các loại biển báo giao thông như sau.
Biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông (đường bộ) hay còn gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là những biển báo bằng hình ảnh được dựng ven hai bên đường, nhằm cung cấp những thông tin liên quan đến người tham gia giao thông.
Biển báo GT có 6 nhóm chính, trong đó được phân chia các loại biển báo riêng biệt trong từng trường hợp cụ thể, giúp người đi đường có thể nhận biết và đi đúng luật, tránh vi phạm luật an toàn giao thông.
Các loại biển báo giao thông đường bộ
Biển cấm
Đặc điểm: hình tròn – viền đỏ – nền trắng – hình vẽ màu đen; gồm 39 kiểu với các biển báo GTĐB được đánh số từ 101 đến 139
Tác dụng: biểu thị các điều cấm, những điều không được phép làm; bắt buộc người tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành theo ý nghĩa của biển báo.
Biển nguy hiểm
Đặc điểm: hình tam giác đều – viền đỏ – nền vàng – hình vẽ màu đen
Tác dụng: cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên tuyến đường phía trước nhằm phòng ngừa. Biển nguy hiểm không cấm hay bắt buộc người tham gia giao thông phải thực hiện một hành động nào; tuy nhiên, khi gặp biển này, mọi người phải giảm tốc độ.
Biển hiệu lệnh
Đặc điểm: hình tròn – nền xanh – hình vẽ màu trắng; gồm 10 kiểu với các biển được đánh số từ 301 đến 310.
Tác dụng: thông báo các hiệu lệnh yêu cầu người tham gia giao thông phải thi hành theo.
Biển chỉ dẫn
Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật – nền xanh – hình vẽ màu trắng
Tác dụng: dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết được những thông tin hữu ích giúp việc di chuyển được thuận lợi và an toàn hơn.
Biển phụ
Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật – viền đen – nền trắng – hình vẽ màu đen
Tác dụng: những biển GTĐB này thường nằm phía dưới các biển báo chính (4 nhóm biển báo trên) để giải thích, bổ sung làm rõ ý nghĩa cho các biển báo đó.
Vạch kẻ đường
Đặc điểm: đây cũng là một dạng của những biển, để hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường được chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Tác dụng: loại biển này có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển hiệu, đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Người tham gia giao thông khi gặp dạng báo hiệu này cần phải tuân thủ theo.
Lưu ý: trường hợp một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển thì mọi người phải ưu tiên chấp hành theo sự điều khiển của biển hiệu.
Bí quyết thi lý thuyết lái xe phần biển giao thông đường bộ
Để có được giấy phép lái xe, bạn phải thi cả hai phần thực hành và lý thuyết. Lý thuyết có thể sẽ bao gồm nhiều kiến thức, kí hiệu, các loại biển phức tạp, khó nhớ.
Vì vậy, LOGIVAN có đưa ra một số mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua được phần thi này.
- “Biển nào báo hiệu đường giao nhau của các tuyến đường cùng cấp?”: Đáp án đúng là đáp án số 1.
- Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô 3 bánh đi vào?”: Đáp án đúng là đáp án 2 (cấm xe con thì tức cấm luôn xe 3 bánh, cấm mô tô 3 bánh thì tức cấm luôn mô tô 2 bánh).
- “Khi gặp biển nào thì xe mô tô 2 bánh được đi vào?”: Đáp án đúng là đáp án 3.
- “Biển nào xe mô tô 2 bánh được đi vào?”: Đáp án đúng là đáp án 2: loại biển báo này có ý nghĩa là: cấm các loại xe ở biển phụ đi vào.
- “Biển nào báo hiệu cầu vượt liên thông?” “Biển nào báo hiệu tuyến đường cầu vượt cắt qua”: Đáp án đúng của cả 2 câu hỏi này là 2 biển giống nhau.
- “Biển nào báo hiệu đoạn đường hay xảy ra tai nạn?”: Đáp án đúng là biển số 2 (chú ý biển số 3 chỉ báo hiệu đoạn đường gập ghềnh khó đi không phải tai nạn).
- “Biển nào chỉ dẫn tên đường trên các tuyến đường đối ngoại?”: Đáp án đúng là biển số 3: Biển AH112.
- “Biển nào cấm quay xe?”: Đáp án đúng là cả biển 1 và biển 2 (lưu ý: cấm rẽ trái là cấm quay đầu, cấm quay đầu thì vẫn được rẽ trái).
Lưu ý những mẹo trên chỉ mang tính chất tham khảo, khả năng chính xác đến 90%.
Hy vọng những thông tin về các loại biển báo giao thông sẽ giúp ích và đem lại sự an toàn cho quá trình tham gia giao thông của bạn. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu có nhu cầu nhé.