Cách tính chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng bằng đường bộ

Vận chuyển vật liệu xây dựng bằng đường bộ là hình thức tối ưu nhất hiện nay vì sự linh hoạt cũng như tiện lợi của các phương tiện. Vì chi phí vận chuyển vật liệu sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được nên các chủ đầu tư, nhà thầu,..

Cách tính chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng bằng đường bộ

Tính chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng

Nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng

Kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu xây dựng, nâng cấp nhà cửa cũng như các công trình công cộng, cầu đường tăng lên. Ngoài ra, còn rất nhiều dự án mới, cải tạo các khu đất trống hay xây dựng thêm các khu resort cũng ra đời.

Để có thể hoàn thành các công trình đó thì không thể thiếu vật liệu xây dựng. Hàng ngày, ở bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước cũng có các xe chở vật liệu xây dựng tới tận chân công trình để kịp tiến độ xây dựng.

Vật liệu xây dựng đa số đều vận chuyển bằng đường bộ. Các xe tải khi vận chuyển đường bộ khá linh hoạt, có thể thích nghi với nhiều loại địa hình, thời tiết khác nhau tại Việt Nam. Các chuyến xe cũng hoạt động liên tục, bất cứ lúc nào cũng có xe để vận chuyển.

Chi phí vận chuyển đường bộ cũng không quá cao. Bên cạnh đó, khi vận chuyển bằng đường bộ, xe có thể vào tận chân công trình trong các khu dân cư hay các con hẻm nhỏ rất dễ dàng và nhanh chóng.

Nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng

Giá vật liệu khi đến hiện trường

Giá vật liệu đến hiện trường công trình được xác định theo công thức:

Gvl = Gng + Cv/c + Cbx+ Cvcnb + Chh

Trong đó:

  • Gng: giá vật liệu tại nguồn cung cấp hay còn gọi là giá vật liệu trên phương tiện vận chuyển;
  • Cv/c: chi phí vận chuyển đến công trình;
  • Cbx: chi phí bốc xếp (nếu có);
  • Cvcnb: chi phí vận chuyển nội bộ công trình (nếu có);
  • Chh: chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường công trình (nếu có).

Trong đó chi phí vận chuyển vật liệu đến công trình xác định trên cơ sở phương án vận chuyển (cự ly, cấp đường vận chuyển, loại, tải trọng phương tiện vận chuyển) phù hợp với điều kiện thi công xây dựng công trình.

Một số loại vật liệu xây dựng mua với số lượng lớn mà nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp không tính (chiết khấu) chi phí vận chuyển thì chi phí vận chuyển không tính vào giá vật liệu đến hiện trường của các loại vật liệu này.

Chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng

Về cơ bản chi phí vận chuyển được xác định theo công thức:

C = G*T*L

Trong đó:

  • C: Chi phí vận chuyển vật liệu (đồng);
  • G: Đơn giá cước vận chuyển vật liệu theo cự ly vận chuyển và loại đường (đồng/T.Km);
  • T: Trọng lượng hàng hóa vận chuyển (tấn);
  • L: Cự li vận chuyển theo loại đường (Km).

Ở đây T và L xác định theo thực tế vận chuyển. G được tra trong hướng dẫn xác định chi phí vận chuyển của các địa phương. Tuy nhiên, bảng chi phí vận chuyển của các địa phương chỉ tính cho vận chuyển hàng bậc 1.

Để tính cho các loại hàng khác bậc 1, lấy chi phí hàng bậc 1 và nhân hệ số:

  • Hàng bậc 2: nhân hệ số 1,1;
  • Hàng bậc 3 nhân hệ số 1,3;
  • Hàng bậc 4 nhân hệ số 1,4.

Vận chuyển hàng hoá trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau thì dùng đơn giá của khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng loại đường để tính cước cho từng đoạn đường rồi cộng lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *