Bạn đã biết cách đóng gói hàng dễ vỡ chỉ với 5 phút chưa? LOGIVAN sẽ gợi ý cho bạn bí quyết cực kỳ nhanh chóng này nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu để đóng gói hàng dễ vỡ
Đối với những hàng hóa có chất liệu dễ vỡ như thủy tinh, gốm, kính,… thì bạn cần chú trọng khâu đóng gói ban đầu để tránh bị hư hỏng.
Những nguyên liệu giúp hàng hóa tránh bị va đập, hư hỏng là giấy bọt khí, hộp carton hoặc hộp gỗ, vật liệu độn như xốp, mút, hạt nở, bang keo dán, dây đai,… Ngoài ra bạn cần chuẩn bị keo dán và nhãn cảnh báo để đóng gói kiện hàng.
Hình 1. Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị khi gói hàng dễ vỡ
Cách đóng gói hàng dễ vỡ trong 5 phút
Bước 1. Dùng giấy bọt khí quấn quanh hàng hóa dễ vỡ cần gói. (90s)
Giấy bọt khí là vật liệu quen thuộc trong mảng đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Loại giấy này chất liệu chính là polyme, với các túi bóng khí nhỏ, bán kính đa dạng và có độ cao 1,27cm. Các túi khí được tạo ra khi ép hai tấm nilon vào nhau.
Công dụng của giấy bọt khí là làm hạn chế tác động ngoại lực của các va chạm xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Hình 2. Giấy bọt khí giúp giảm bớt lực tác động vào hàng hóa khi xảy ra va chạm
Chú ý trong cách đóng gói hàng dễ vỡ, khi gói những hàng hóa có nhiều góc cạnh bằng giấy bọt khí nên chú ý bọc kỹ lưỡng hơn. Bởi vì những góc cạnh dễ làm rách giấy bọc. Một điều cần chú ý nữa là các bạn không nên bọc chung nhiều món hàng hóa với nhau, dù kích thước nhỏ nhưng cũng cần gói riêng từng món.
Bước 2. Đem gói hàng hóa đã gói vào thùng carton hoặc thùng gỗ (60s)
Các bạn nên để hàng hóa đã gói cẩn thận vào giữa thùng gỗ hoặc hộp giấy và đảm bảo rằng mỗi món hàng có một khoảng cách nhất định, giữa những khoảng cách cần có một lớp đệm. Lớp đệm có thể là bọt xốp, mùn cưa, vải vụn, trấu, các vật có tính đàn hồi nói chung.
Nếu sử dụng thùng gỗ: các bạn nên cố định hàng hóa bằng keo dán vào các thành gỗ để hạn chế va đập xảy ra khi vận chuyển.
Nếu sử dụng thùng carton: LOGIVAN khuyên các bạn nên sử dụng các thùng carton có độ dày lớn để giảm bớt lực tác động khi xảy ra va chạm trong quá trình vận chuyển.
Hình 3. Bạn cần chú ý sự tương đồng giữa gói hàng và kích cỡ của hộp giấy
Bước 3. Lấp các khoảng trống trong thùng hàng và đệm một lớp giấy bọt khí dày trên nắp hộp (40s)
Hình 4. Nóc thùng hàng cũng cần đệm một lớp giấy bọt khí dày
Bước 4. Dán kéo và cố định thùng hàng (60s)
Tới bước cuối cùng, bạn nên dùng keo để dán kín thùng hàng lại. Hạn chế việc sử dụng giấy, vải, dây thừng để tiến hành gói và buộc hàng vì cách này dễ xảy ra rủi ro như bị ướt, rách, bục trong quá trình chuyển phát.
Sau khi gói hàng xong, bạn nên dán nhãn cảnh báo để người vận chuyển cẩn thận hơn trong quá trình vận chuyển gói hàng.
Hình 5. Những thùng hàng dễ vỡ nên có nhãn cảnh báo bên ngoài
Như vậy bạn đã biết được cách đóng gói hàng dễ vỡ thành công chỉ sau 4 bước chỉ với 4 phút 10 giây!
Những lưu ý khi vận chuyển hàng dễ vỡ
Ngoài việc gói hàng cẩn thận thì khi vận chuyển hàng dễ vỡ bạn cũng cần lưu ý 2 điều sau để hàng hóa đến nơi an toàn và bảo đảm chất lượng nhất:
Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp với kiện hàng và sản phẩm
Tùy theo những mặt hàng dễ vỡ mà bạn vận chuyển thì bạn nên lựa chọn loại phương tiện phù hợp.
LOGIVAN khuyên bạn nên lựa chọn hình thức vận chuyển bằng đường bộ. Bởi vì đường bộ khá nhanh chóng và tiện lợi, bạn có thể đi tới mọi ngóc ngách nhỏ mà những phương thức vận chuyển khác không thể làm được.
Ngoài ra, vận chuyển đường bộ hàng hóa thường ít bị chịu tác động lực, do lượng hàng chồng chất, đè lên nhau như vận chuyển đường thủy, đường sắt hay hàng không.
Hình 5.
Lựa chọn dịch vụ vận tải an toàn, ít rủi ro
Những dịch vụ vận tải an toàn, rủi ro cũng là một trong những cách giúp bạn giảm thiểu rủi ro hàng hóa bị rơi vỡ hay va chạm. Mà đối với những mặt hàng dễ vỡ thì va chạm là điều tối kỵ. Bởi vì chỉ cần va chạm nhẹ thì khả năng lô hàng của bạn đã có tới hơn 10% hàng hóa bị vỡ.
Vậy nên lựa chọn những đơn vị dịch vụ vận tải an toàn, ít rủi ro cũng là cách để giảm thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Nhưng để tìm một đơn vị vận chuyển khiến bạn hoàn toàn yên tâm khi giao lô hàng là điều không dễ dàng!