Tìm hiểu về các loại thùng xe tải là điều rất cần thiết để chúng ta chọn mua cho phù hợp với hàng hóa của mình. Vậy những loại thùng xe tải phổ biến hiện nay có quy cách đóng và làm bằng vật liệu gì?
Các loại thùng xe tải thông thường
Điều 3 Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về thùng xe của xe tải khi tham gia giao thông đường bộ, định nghĩa như sau:
- Thùng xe tải gồm 2 loại là thùng kín và thùng hở.
- Trong đó, thùng hở là loại thùng được thiết kế dạng hợp với phần trên hở. Hai bên thành và phía sau có thể đóng mở dễ dàng thuận tiện cho việc xếp và bốc dỡ hàng.
- Thùng xe tải hở gồm thùng hở không mui và thùng hở có mui phủ.
- Mui phủ gồm tấm phủ, khung mui. Các bộ phận này được lắp đặt trên thùng hở và có công dụng che phủ cho hàng hóa bên trong.
- Thùng kín được thiết kế dạng hộp kín. Nó bao gồm cửa ở phía sau và hai bên thành thùng xe.
- Thùng bảo ôn là loại thùng được lắp đặt lớp vật liệu có tác dụng cách nhiệt hiệu quả.
- Thùng đông lạnh là một dạng thùng kín. Nó được thiết kế và lắp đặt bằng lớp vật liệu có khả năng cách nhiệt và thiết bị làm lạnh.
Xe tải có thiết kế thùng kín
Phân loại các loại thùng xe tải
Thùng xe tải được chia thành 2 loại chính là thùng thông dụng (thùng thường) và thùng chuyên dụng. Trong đó, thùng chuyên dụng gồm thùng xe tải bảo ôn, thùng kín, thùng mui bạt và thùng lửng. Cụ thể như sau:
Tùy thuộc vào loại mà thùng chuyên dụng được thiết kế và lắp đặt bằng nguyên liệu khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, LOGIVAN sẽ giới thiệu về các loại thùng xe tải thông dụng, mà điển hình là các loại xe Hyundai là H100, xe tải HD65, HD72.
Quy cách thùng | Bảo ôn (kín) | Mui bạt | Lửng | |
Kích thước thùng hàng
(D x R x C) (mm) |
H100 | 3130 x 1620 x 1840 | 3130 x 1630 x 1850 | 3150 x 1640 x 450 |
HD65 | 4410 x 2050 x 1800 | 4410 x 2050 x 1850 | 4410 x 2060 x 380 | |
HD72 | 4880 x 2050 x 1800 | 4980 x 2050 x 1850 | 4980 x 2060 x 380 |
Dựa vào bảng kích thước trên ta có thể dễ dàng nhận thấy, cùng 1 mẫu xe đều có kích thước tương đồng nhau. Cụ thể, chiều dài và chiều rộng của thùng lửng, mui bạt và thùng bảo ôn đều gần bằng nhau.
Ngoài ra, chiều cao của các loại xe này là khác nhau. Trong đo, thùng mui bạt có chiều cao lớn nhất, còn thùng lửng là thấp nhất.
Xe tải có thiết kế bạt phủ phía trên
Các loại thùng xe tải phổ biến nhất hiện nay
Thùng xe tải lửng
Trong các loại thùng xe tải thì thùng lửng là kiểu được sử dụng khá phổ biến. Loại thùng này được thiết kế hở ở phía trên, không trang bị mui phủ và có lắp thêm bửng ở xung quanh nên rất thông thoáng. Bên cạnh đó, với khung bửng cho phép mở ra nên giúp cho việc bốc xếp hàng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Một nhược điểm lớn của xe tải thùng lửng là do không có mui phủ nên thùng lửng vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường bên ngoài. Hàng hóa di chuyển trên xe rất dễ bị thời tiết tác động, đặc biệt không được vận chuyển hàng trong những thời tiết khó khăn như mưa, giông bão, v.v…
Hơn nữa, vì bửng tương đối thấp do đó hàng hóa vận chuyển rất dễ bị xô lệch, rơi rớt nếu chất cao, hoặc khi xe đi qua các đoạn đường nhiều khúc cua, ngoặc, đường kém chất lượng, nhiều ổ voi, ổ gà,… Vì vậy, loại thùng xe tải này chỉ phù hợp để vận chuyển các loại hàng hóa có khối lượng nặng, khó xê dịch như sắt; thép và một số loại vật liệu xây dựng khác,…
Thùng lửng thường được làm bằng một số vật liệu sau: Sắt hộp hoặc sắt mạ kẽm, Inox 430 hoặc Inox 304.
Trong các loại thùng xe tải thì thùng lửng là kiểu được sử dụng khá phổ biến
Thùng xe tải kín ( hay còn gọi là bảo ôn)
Loại xe tải thùng kín (hay còn gọi là xe tải bảo ôn) là loại xe tải có thùng kín được thiết kế theo dạng hộp bố trí cửa ở thành phía sau hoặc thành bên của thùng xe để phục vụ xếp dỡ hàng hóa vận chuyển. Thùng bảo ôn thường có lớp vật liệu cách nhiệt và được trang bị thiết bị làm lạnh phục vụ vận tải.
Thùng kín có thiết kế khá giống một dạng container loại nhỏ với thiết kế hình hộp kín có cửa của mình. Thông thường cửa sẽ đặt ở những nơi thuận lợi cho việc bốc dỡ, sắp xếp, đưa hàng hóa ra, vào xe, do đó chủ yếu nằm ở phía sau hoặc phía bên phải của thùng.
Thông thường, loại thùng xe tải này được thiết kế ở giữa vách trong và ngoài có trang bị thêm lớp lót đệm để giúp cách nhiệt và cách âm. Thùng có phần khung xương được tạo nên bởi nguyên vật liệu là sắt hộp hoặc sắt mạ kẽm. Phần vách thùng có thể làm từ Inox 430, Inox 304 hoặc Composite. Nếu được là từ Inox 304, với ưu điểm không gỉ sét thì loại này rất thích hợp để vận chuyển các mặt hàng có độ ẩm ướt cao như tôm, cá hay hàng đông lạnh…
Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải thùng, chủ hàng không cần phải lo ngại những vấn đề về thời tiết tác động lên hàng hóa bên trong xe. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của loại thùng xe này.
Tuy nhiên, việc thùng xe được thiết kế kín rất khó khăn cho quá trình lưu thông không khí phía trong thùng xe. Tùy vào những đặc điểm này mà chủ hàng, công ty vận tải phải lựa chọn loại mặt hàng có tính chất phù hợp với kiểu thùng xe này, tránh những loại hàng thực phẩm tươi sống cần lưu thông khí.
Xem thêm: Kích thước thùng xe tải 10 tấn
Thùng xe tải mui bạt (hay còn gọi là kèo bạt hoặc mui phủ)
Xe tải thùng mui bạt là kiểu xe có trang bị thùng hở ở phía trên và kèm mui làm bằng bạt để phủ che, là sự phối kết hợp giữa loại thùng xe tải lửng và kín. Ưu điểm của thùng xe tải mui bạt là vẫn cho khả năng thông thoáng nhưng lại đảm bảo được sự khô ráo cần thiết khi vận chuyển hàng hóa.
Vì bạt là một loại vật dụng che phủ khá tiện lợi và gọn gàng nên loại xe này hiện nay khá là thông dụng và được sử dụng với nhiều loại hàng hóa khác nhau trên thị trường vận tải. Khi muốn thông thoáng, chủ hàng có thể mở lớp bạt phủ ra. Tuy vậy, hàng hóa trên xe vẫn sẽ không bị xê dịch hay rơi rớt vì có dàn khung che chắn. Chiếc bạt này có tác dụng che nắng, che mưa khá tốt, hơn nữa, sử dụng nó, không khí trong thùng xe vẫn được xem là khá thông thoáng, không gây ra bức bí, khó chịu trong thùng xe.
Đặc biệt hơn, thùng xe tải mui bạt còn cho phép bạn có thể nâng kèo cao lên nhằm tăng kích thước cho thùng khi cần thiết, mang lại khả năng vận chuyển hàng hóa được nhiều hơn. Loại thùng mui bạt rất phù hợp để vận chuyển rau, củ, quả, …
Vì bạt là một loại vật dụng che phủ khá tiện lợi và gọn gàng nên loại xe này hiện nay khá là thông dụng và được sử dụng với nhiều loại hàng hóa khác nhau trên thị trường vận tải, cũng như được nhiều người chọn để cho thuê xe tải theo tháng.
Một số loại thùng xe tải đặc biệt khác dùng để vận chuyển hàng hóa đặc thù
Thùng xe tải cánh dơi: Được thiết kế với khả năng mở bửng hông lên, rất thích hợp cho việc chuyên chở hàng để đi bán lưu động như đồ ăn nhanh, hoa quả bán rong,…
Thùng xe tải đóng bửng nâng: Loại thùng này được thiết kế với bửng nâng đóng ở phía sau xe nên sẽ giúp cho việc bốc xếp hàng hóa trở nên thuận tiện và đơn giản hơn.
Trên thực tế còn có một số loại khác như: Loại thùng gắn cẩu,thùng đông lạnh,…
Đặc tính của một số loại vật liệu phổ biến được dùng làm thùng xe tải
Làm bằng sắt hộp: Chi phí thấp nhưng rất nhanh bị gỉ sét và cần phải được sơn lại thường xuyên. Do đó, loại thùng xe tải này có tính thẩm mỹ không cao và chỉ phù hợp với hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Làm bằng sắt mạ kẽm: Có đặc điểm giống như sắt hộp nhưng được mạ thêm kẽm để chống gỉ sét.
Làm bằng inox 430: Cho vẻ đẹp sáng bóng nhưng vẫn bị gỉ sét, giá thành rẻ nên chỉ phù hợp với những ai ít vận chuyển.
Làm bằng inox 304: Có tính năng chống gỉ sét cao, bề mặt mờm và rất bền nên giá thành cũng tương đối đắt.
Làm bằng Composite: Có đặc tính nhẹ, bề mặt đẹp và bền. Giá thành của composite hiện cao nhất trong các loại vật liệu. Thùng xe tải làm bằng Composite rất chắc chắn và cho vẻ đẹp thẩm mỹ cao nên thường được dùng cho xe tải đông lạnh.
Thùng xe tải làm bằng inox 304 có tính năng chống gỉ sét cao
Bài viết trên cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về các loại thùng xe tải giúp bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng chọn lựa loại xe phù hợp khi vận chuyển hàng hóa.