Khoai tây tươi không được bảo quản đúng cách khi vận chuyển, lưu trữ, thường sẽ bị thối hỏng. Vì vậy, bảo quản khoai tây sau thu hoạch là cần thiết để không đem lại tổn thất cho nông dân.
Khoai tây là một trong những cây trồng chính trong vụ đông ở miền Bắc, được trồng ở cả 3 vùng đồng bằng, miền núi và trung du. Trong quá trình bảo quản và vận chuyển có lúc tỷ lệ hao hụt được ước tính lên đến 40%. Nguyên nhân chính là do sự xâm nhập của các vi sinh vật gây ra tình trạng hư thối cho khoai tây. Hôm nay, LOGIVAN xin gửi đến bạn một số phương pháp hữu hiệu để làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, mang đến lợi ích kinh tế cho người nông dân.
Người dân thu hoạch khoai tây trong vụ đông
Nội Dung
Mách bạn 4 cách bảo quản khoai tây sau thu hoạch
Bảo quản khoai tây là một việc làm không khó so với việc bảo quản các loại rau củ khác. Việc điều khiển và đảm bảo các điều kiện bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông khí, sẽ giúp duy trì được trạng thái ban đầu của chúng.
Sau đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những mẹo bảo quản khoai tây không bị mọc mầm, cũng như phương pháp giữ cho khoai tây tránh bị hư hỏng.
Sàng lọc những củ khoai tây sau khi thu hoạch
Khoai tây sau khi được thu hoạch hoặc mua ngoài chợ, bạn hãy dành một ít thời gian để chọn ra những củ bị dập, rách vỏ, mọc mầm hay có bất cứ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ khoai tây này nếu không được sử dụng sớm hoặc loại bỏ, thì sẽ có thể làm hỏng những củ khoai bình thường khác.
Khoai tây mọc mầm sẽ sản sinh ra nhiều chất độc
Giữ khoai tây ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp
Sau khi đã chọn lọc và loại bỏ những củ khoai tây không đạt yêu cầu, bạn nên đặt những củ khoai tây bình thường còn lại ở một nơi không tiếp xúc với ánh sáng, khô thoáng như: tầng hầm, gầm tủ bếp,… bởi những yếu tố này sẽ khiến khoai tây mọc mầm hoặc dễ bị thối rữa.
Giữ khoai tây ở nhiệt độ mát
Nhiệt độ để bảo quản khoai tây tốt nhất là khoảng 7,2 – 10 độ C, khi được bảo quản đúng cách, khoai tây có thể giữ được độ tươi như ban đầu trong vài tháng.
Khi lỡ gọt khoai tây nhưng không dùng hết, bạn hãy ngâm khoai tây vào nước có pha 2 – 3 giọt giấm ăn và bảo quản khoai tây trong hộp được đậy kín. Sau đó, bạn cho hộp khoai vào tủ lạnh bảo quản khoảng 3 – 4 ngày. Đây là cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ hữu hiệu giữ cho khoai không bị thâm đen.
Khoai tây nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 10 độ C
Kiểm tra khoai tây định kỳ để phát hiện hư hỏng
Nếu được lưu trữ đúng cách, việc lưu trữ khoai tây có thể kéo dài đến vài tháng. Tuy nhiên, mỗi tuần, bạn cũng nên kiểm tra để phát hiện các củ có đang có dấu hiệu hư hỏng, bởi vì khi một củ khoai hỏng có thể lây nhiễm sang các củ khoai bình thường khác, vì vậy cần loại bỏ nó thật sớm bạn nhé.
Xem thêm: Bảo quản dưa hấu
Những lưu ý khi vận chuyển và bảo quản khoai tây
Các phương tiện và thùng xe dùng để vận chuyển khoai tây phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt độ ẩm và nhiệt độ bảo quản, điều kiện lý tưởng để bảo quản khoai tây là: độ ẩm 95%, nhiệt độ 7,2 -10 độ C.
Sử dụng các loại giấy bọt khí, giấy có khả năng đàn hồi bỏ vào bên trong thùng xốp hoặc sử dụng túi lưới để đựng khoai tây trong lúc di chuyển. Hạn chế đến mức thấp nhất những va chạm giữa các củ khoai tây tươi với các vật cứng làm xây xát củ.
Giảm thiểu tối đa thời gian bốc dỡ hàng hóa cũng như tránh đánh rơi thùng hoặc bao đựng khoai tây.
Lựa chọn những đơn vị vận tải cung cấp những phương tiện vận chuyển khoai tây có sự giảm sóc tốt nhất.
Giảm thiểu tối đa sự đụng chạm khi vận chuyển khoai tây
Ngoài ra, khi chất hàng hóa lên xe tải vận chuyển, bạn không nên chất khoai tây quá cao đảm bảo khoai không bị trầy xước và tạo sự thông thoáng cho không khí lưu thông xung quanh.